Menu Đóng

Van điều khiển khí nén và phân loại

Cấu tạo của van điều khiển khí nén:

Van điều khiển khí nén là gì?

Van điều khiển khí nén là hệ thống van cơ bình thường được gắn thêm bộ điều khiển bằng áp lực khí nén. Khí nén được đưa vào bộ điều khiển sẽ tác động lên bộ phẩn chuyển đông làm biến đổi chuyển động của bộ điều khiển thành chuyển động của trục van cơ thông thường giúp van chuyển đổi trạng thái đóng mở.

Cấu tạo của van điều khiển khí nén như thế nào:

Van điều khiển khí nén có 2 bộ phận chính:

Phần bộ điều khiển khí nén: Đây là bộ phận quan trong nhất của van điều khiển khí nén, nó giúp cho van hoạt động được nhờ biến đổi lực khí nén thành chuyển động cơ của van.

Phần van cơ: là bộ phận kết nối trực tiếp với hệ thống đường ống và chịu tác động trực tiếp của bộ phẩn điều khiển để chuyển đổi trạng thái đóng mở. Một số loại van cơ hay sử dụng bộ điều khiển khí nén như van bướm, van bi, van cửa, van cầu…

Van điều khiển điện gắn van bi

Nguyên lý hoạt động:

Khi ta cung cấp khí nén vào hệ thống khí cho đường ống, một van điện từ khí nén sẽ thực hiện nhiệm vụ cung cấp hoặc ngưng cung cấp khí nén cho hệ thống.

Khi đầu điều khiển được cung cấp khí nén, do thiết kế nên sẽ có một bộ phận làm nhiệm vụ chuyển đổi áp lực của khí nén thành lực quay. Lực quay làm quay trục van dẫn đến việc đóng mở van cơ thông thường.

Van điều khiển khí nén bằng nhựa

Phân loại van điều khiển:

Theo chức năng và kiểu lắp đặt ta có thể phân loại thành những nhóm sau.

Theo loại van cơ thông thường được ráp vào:

Van bướm điều khiển khí nén: là bộ phận điều khiển được gắn với loại van cánh bướm.

Van bi điều khiển bằng khí nén: là loại van điều khiển bằng khí nén mà van lắp đặt vào đướng ống là van bi.

Van Y xiên khí nén: Loại van có dạng hình chữ Y, điều khiển bởi piston đơn chuyển động lên xuống.

Van điều khiển khí nén van bướm

Theo kiểu tác động của bộ điều khiển:

Van điều khiển bằng khí nén kiểu tác động đơn (single acting):

Là loại van luôn luôn ở trạng thái đóng hoặc mở hay còn gọi là van thường đóng và thường mở điều khiển bằng khí nén.

Nghĩa là van luôn ở trạng thái đóng hoặc mở khí có khí nén thì van sẽ chuyển sang trạng thái ngược lại và khi ngắt khí nén thì van sẽ trở lại về trạng thái ban đầu.

Loại van này thì ít thông dụng hơn chỉ sử dụng trong từng trường hợp cụ thể mà người dùng cần cho hệ thống.

Van điều khiển khí nén lắp mặt bích

Van điều khiển bằng khí nén khiểu tác động kép (double acting):

Là loại van mà chúng ta cấp khí nén cả ở hai cửa gồm một cửa đóng và một cửa mở.

Khi cấp khí nén vào một cửa thì van sẽ chuyển từ đóng sang mở hoặc có thể ngược lại.

Còn khi chúng ta cấp khí nén vào cửa kia thì van sẽ chuyển về trạng thái ban đầu.

Vì do tính linh động của loại van này nên kiểu này được sử dụng phổ biến trong lắp đặt hệ thống đường ống.

Ưu điểm và nhược điểm của van điều khiển khí nén:

Về ưu điểm của van:

Thực tế người ta thường xây dựng trạm nguồn khí nén dùng chung cho nhiều mục đích khác nhau như công việc làm sạch, truyền động trong các loại van, máy móc, nên việc sử dụng bộ điều khiển khí nén là rất phù hợp.

Vì là khí nên có khả năng truyền tải đi xa bằng hệ thống ống dẫn mà thất thoát nhỏ thêm vào đó khí nen sau khi được sử dụng có thể xả ra môi trường mà không gây ô nhiếm.

Ngoài ra được sử dùng nhiều vì dễ điều khiển và có độ tin cậy chính xác cao, có các thiết bị phòng ngừa quá tải cho hệ thống khí nên rất an toàn cho đường ống.

Còn nhược điểm của van:

Vì do công suất truyền động không lớn nên việc sử dụng cho các đường ống có kích thước lớn sẽ làm tốn chi phí cho việc truyền động cho van khí cao hơn 10 – 15 lần so với van truyền động bằng điện cùng công suất. Tuy nhiên kích thước và trọng lượng lại chỉ bằng 30% so với van truyền động bằng điện.

Khi áp lực trong đường ống thay đổi thì vận tốc đóng mở của van cũng có xu hướng thay đổi do khả năng đàn hồi của khí nén khá lớn, vì vậy khả năng duy trì quay đều của đĩa van khó thực hiện.

Khi dòng khí nén được xả ra thường gây ra tiếng ồn.

Lĩnh vực ứng dụng của van:

Van điều khiển bằng khí nén nói riêng được sử dụng rộng rãi trong các hệ thống đường ống công nghiệp, chế biến,..

Đặc biệt ở những lĩnh vực cần phải đảm bảo vệ sinh, chống cháy nổ hoặc ở môi trường độc hai.

Ngoài ra còn sử dụng trong các lĩnh vực nước sạch, nước thải, chế biến thực phẩm, trong công nghiệp gia công cơ khí trong lĩnh vực khai thác khoáng sản…

Để xem thêm các bài viết khác bạn hãy nhấp vào đây.

Ngoài ra có thể truy cập website của chúng tôi để xem sản phẩm.