Van công nghiệp là gì? van công nghiệp mua ở đâu?
Van công nghiệp, đối với người trong ngành thì họ có thể hiểu là tên gọi chung của các loại van được sử dụng trong hệ thống công nghiệp. Nhưng với những người chưa biết thì có thể nghĩ van công nghiệp đó là một sản phẩm nhưng không biết van công nghiệp để làm gì và chức năng như thế nào. Các bạn có thể tìm hiểu và mua van công nghiệp tại công ty chúng tôi, công ty cổ phẩn xuất nhập khẩu thiết bị công nghiệp Sài Gòn. Nên để các bạn có thể hiểu và biết được van công nghiệp là gì thì sau đây chúng tôi sẽ giới thiệu sơ lược vài nén về cấu tạo cũng như nguyên lý hoạt động của van công nghiệp:
Van bi:
Cấu tạo của van bi:
Là một sản phẩm của van công nghiệp gồm các bộ phận như:
- Thân van bi: Được làm từ các chất liệu như đồng, inox, gang, thép… Là bộ phận chính để lắp ghép các thành thần chi tiết cấu thành nên van bi.
- Bi van: có hình cầu và được đục lỗ xuyên tâm, được làm từ thép không gỉ có độ cứng cao và độ ăn mòn thấp, bộ phận cốt lõi trong việc đóng mở van.
- Trục van: Bộ phận chịu trách nhiệm kết nối và truyền lực từ tay gạt, tay quay (vô lăng) sang bộ phận chuyền động tới bi của van, trục van thường được chế tạo từ hợp kim cứng ít bị ăn mòn.
- Gioăng: bao gồm các gioăng làm kín cho trục van, bi van các gioang làm kín làm từ teflong (PTFE) hay cao su chịu lực hoặc các vật liệu mềm.
- Tay gạt hay là bộ phận điều khiển dùng để tác dụng lực vào điều khiển thao tác đóng, mở van, được chế tạo bằng thép hoặc gang. Ta có thể thay thế bằng hộp số và vô lăng ( tay quay) khi sử dụng van trong các đường ống có kích thước và áp suất lớn, bộ chuyền động bằng khí nén (bộ điều khiển khí nen), bộ chuyền động bằng điện ( bộ điều khiển điện) khi sử dụng trong các hệ thống tự động hóa.
Nguyên lý hoạt động:
Với thiết kế có bộ phận bi rỗng có lỗ trong quả cầu và được kết nối với bộ phận điều khiển( có thể là tay gạt, tay quay, bộ điều khiển mô tơ điện, bộ điều khiển khí nén) bằng một trục khi ta tác động lực vào khiến cho bộ phận bi rông (bi van) di chuyển thì chất lỏng sẽ được chảy qua khi tâm lỗ song song với dòng chảy và đóng lại khi bi van vuông góc với dòng chảy.
Van cổng:
Cấu tạo:
Van cổng là một loại van công nghiệp được sử dụng khá nhiều ở các đường ống nước có lưu lượng dòng chảy lớn và gồm những bộ phận chính sau:
- Nắp van: Nắp van là bộ phận được thiết kế để cửa van di chuyển lên khi thực hiện quá trình mở van. Là bộ phận nối tiếp giữa trục van, bộ phận điều khiển và cửa van.
- Thân van: Là bộ phận chứa cửa van, và bảo vệ cho cửa van, ngoài ra còn là vị trí để lắp đặt vào đường ống, thường được làm từ các vật liệu như gang, thép, inox, đồng…
- Cửa van: Bộ phận quan trọng nhất của van, thực hiện công việc đóng mở dòng chảy, với hình dáng cấu tạo dạng đĩa, được làm từ các vật liệu cứng có độ bền cao như gang, inox,…và ở bên ngoài thường được phủ một lớp Teflong (PTFE) hay cao su chịu lực. Nhằm giảm sự ăn mòn của dung chất.
- Trục van: Là bộ phận kết nối từ bộ điều khiển đến cửa van, truyền lực để điều khiển việc đóng mở, thường được làm từ các vật liệu cứng chịu lực cao như thép, inox
- Bộ phận điều khiển: là bộ phận truyền lực đóng mở cho cửa van, thường có dạng tay quay, hay nắp chụp, ngoài ra còn có thể gắn đầu điều khiển bằng điện hoặc khí nén.
- Các phụ kiện làm kín: Là các gioăng thực hiện việc đóng kín các khe hở của van để tránh rò rỉ các dung môi trong quá trình sử dụng.
Nguyên lý hoạt động:
Với dạng thiết kế kiểu này thì khi ta tác động lên bộ phận điều khiển nếu van đang ở trạng thái đóng mà chuyển qua trạng thái mở thì cửa van sẽ được dịch chuyển lên dần phía trên nắp van, và cho chất lỏng đi qua.
Còn khi đóng van thì cửa van sẽ di chuyển xuống dần hướng phía dưới và chặn ngang dòng chất lỏng.
Van bướm:
Cấu tạo:
Van bướm là loại van có cấu tạo đơn giản nhất trong các loại van công nghiệp, vì có hình dạng giống cánh bướm nên được gọi là van cánh bướm, thì van bướm có một vài bộ phận như sau:
- Thân van: có cấu tạo tương tự như một vòng kim loại và trên thân van có những lỗ được dùng để lắp đặt vào đường ống bởi các bulong và đai ốc.
- Đĩa van: Là một tấm kim loại có nhiệm vụ điều khiển dòng chảy thông qua cơ cấu điều khiển hoặc tay quay, thường được bọc cao su cao cấp ở bên ngoài để bảo vệ đĩa van, tránh bị ăn mòn trong quá trình đóng mở.
- Bộ phận làm kín: Là bộ phận chịu tránh nhiệm đóng kín lại cả van tránh cho chất lỏng rò rỉ qua.
- Bộ phận điều khiển: Là bộ phận tác động lực để điều khiển thao tác đóng mở van, một số dạng thường gặp như tay quay, tay gạt, đầu điều khiển khí nén, đầu điều khiển điện.
Nguyên lý hoạt động:
Cũng như van cổng nguyên lý hoạt động của van bướm là khi tác động lực vào thì trục van sẽ chuyển động mở đĩa van ra cho phép chất lỏng đi qua. Nhưng ở đây đĩa van sẽ quay trên 1 trục tâm và chia đôi dòng chảy. Vì đặc điểm này nên cánh van thường bị ăn mòn do ma sát với đòng chảy ở vị trí tiếp xúc.
Van cầu:
Cấu tạo:
Là một loại van công nghiệp, van cầu được sử dụng khá rộng rãi trong các hệ thống đường ống:
- Thân van: thường được làm từ những vật liệu có độ bền cao, có khả năng chống chịu ăn mòn tốt, vì thân van thưởng phải chịu tác động của môi trường và dung chất trong đường ống, nên nếu độ bền không cao thì có thể gây hỏng hóc, hao mòn trong quá trình sử dụng.
- Nắp van: Là phần phía trên thân van, là bộ phận chứa trục van và cố định đĩa van với trục.
- Đĩa van: Là bộ phận thực hiện thao tác đóng mở van, thường được thiết kế hình dạng nút chai, hay hình côn, được kết nối trực tiếp với trục van, và thường được làm từ các vật liệu có khả năng chịu ăn mòn cao.
- Trục van: Là bộ phận truyền lực từ bộ phận điều khiển xuống đĩa van nên thường được làm từ vật liệu có độ dẻo cao, khả năng chịu lực tốt.
- Bộ phận điều khiển: Tay quay, đầu điều khiển khí nén, điều khiển điện là những bộ phận điều khiển, bộ phận phát ra lực để điều khiển đĩa van đóng hoặc mở.
- Gioăng kín: Có nhiệm vụ làm kín các vị trí nối trong van, tránh trường hợp rò rỉ chất lỏng, khí ra khỏi hệ thống đường ống.
Nguyên lý hoạt động:
Van cầu cũng như các loại van khác hoạt đóng chính của nó là đóng mở các dòng chất lỏng bằng cách điều khiển bộ điều khiển để đóng mở, ngoài ra van cầu cũng được sử dụng để kiểm soát tỉ lệ dòng chảy chất lỏng. Không giống như những loại van khác khi kiểm soát tỉ lệ dòng chảy của van không phục thuộc vào kích thước của miếng đệm cũng như độ nâng của đĩa quyết định nên khi sử dụng thì nguy cơ hư hỏng do chất lỏng ăn mòn của van cầu ít hơn các loại van khác.
Van một chiều:
Cấu tạo:
Van một chiều được dùng nhiều trong các hệ thống máy bơm, hệ thống thủy lực, với cấu tạo đơn giản như sau:
- Thân van: bộ phận bảo vệ các chi tiết bên trong tránh các tác động lực từ ngoài môi trường, thường được làm bằng gang, thép, inox, đồng….
- Đĩa van: Có nhiệm vụ chính là thực hiện việc đóng mở hệ thống đường ống không cho chất lỏng đi qua.
- Bộ phận trượt, xoay:Là bộ phận quan trọng chỉ có trong van một chiều, dùng để điều khiển, đĩa van mở ra, hoặc đóng lại.
- Bộ phận trợ lực: Bộ phận này gồm các thiết bị như lò xo, then, nhằm tác động lực vào bộ phận trượt, xoay để điều chỉnh nó.
Nguyên lý hoạt động:
Khi không có chấy lỏng, khí đi qua thì dưới tác dụng của trọng lực, hoặc bộ phận trợ lực thì đĩa van luôn ở vị trí đóng. Khi có chất lỏng chảy đến đĩa van, nếu động năng của chất lỏng cao hơn, bộ phận trợ lực, hoặc trọng lực của đĩa thì bộ phận trượt, xoay sẽ bị đẩy ra khỏi vị trí đóng cho phép chất lỏng, khí đi qua. Trong trường hợp khi có chất lỏng đi qua rồi, mà dòng chảy bị ngăt, thì ngay lập tức đĩa van sẽ đóng lại dước tác dụng của bộ phận trợ lực. Phương pháp hoạt động của van hoàn toàn dựa vào động năng của chất lỏng, khí hoặc là bộ phận trợ lực.
Van cân bằng:
Cấu tạo:
Là một loại van quan trong trong các hệ thống lạnh trung tâm, van cân bằng được cấu tạo khá phức tạp:
- Thân van: thường được làm bằng vật liệu như thép, gang, inox, đồng…dùng để nối trực tiếp hệ van với đường ống. Và bảo vệ các linh kiện ở phía trong của van.
- Lõi van – Cốt van: Dùng để đóng mở van theo ý muốn của người dùng.
- Nắp van: là phần nối liền giữa thân van và trục van.
- Thanh cốt lõi: Là bộ phận chính điều khiển hoạt động của lõi van.
- Tay vặn hình vô lăng: là bộ phận dùng để điều chỉnh thanh cốt lõi, nhằm điều chỉnh áp lực cho phù hợp với nhu cầu sử dụng.
- Trục liên kết tay vặn: là bộ phận dùng để kết nối với tay vặn và thanh cốt lõi.
Nguyên lý hoạt động
Dùng để điều chỉnh lưu lượng và áp lực (cân bằng thủy lực) trên hệ thống phân phối theo ý muốn, hệ thống nóng và hệ thống lạnh trung tâm, có tác dụng điều chỉnh lưu lượng, áp lực (Van cân bằng thuỷ lực).
Ngoài ra van còn được dùng để đo và điều chỉnh lưu lượng, áp suất để cân bằng thuỷ lực giữa các nhánh trong hệ thống giúp chúng ta tính toán lưu lượng và tổn thất áp suất, làm cho việc cài đặt giá trị của các nhánh trong hệ thống giúp cân bằng thuỷ lực dễ dàng.
Van này thường được lắp đặt tại đường cung cấp hay đường trở về trong hệ thống cùng với các loại van điều khiển.
Van giảm áp:
Cấu tạo:
Hầu như bất kỳ hệ thống hơi nào cũng cần van này để giảm áp lực, nhưng van giảm áp lại không giống như các loại van công nghiệp khác nó có cấu tạo khá phức tạp:
- Thân van: Thân van được làm từ những vật liệu chịu áp lực cao, làm bằng đồng, inox, gang…
- Pittong điều khiển: Là những bộ phận điều khiển quá trình giàm áp khi có dòng chất lỏng hoặc khí đi qua.
- Lò xo: Dùng để tác động điều chỉnh áp lực đầu ra theo ý muốn của chúng ta.
- Núm điều chỉnh: Là núm điều chỉnh áp suất khi đi qua van giảm áp theo nhu cầu của chúng ta.
- Đĩa đệm là một trong nhưng bộ phận cùng với pittong điều khiển van đựa trên sự chênh lệch trọng lượng và áp suất của chất lỏng, khí.
Nguyên lý hoạt động:
Van giảm áp dùng để giới hạn áp lực đầu ra của hệ thống đường ống nước và khí. Van giảm áp hoạt động dựa trên nguyên lý khác biệt về trọng lượng do dung chất tạo ra trên đĩa đệm và trên piston. Khi trên đĩa đệm và trên piston có tỷ lệ và khác biệt về đường kính, chúng ta sẽ có hai dao động trái ngược nhau có cùng trọng lượng nhưng khác nhau về áp lực. Để điều chỉnh áp lực đầu ra ta phải có sự tác động của lò xo hoạt động cùng chiều với chiều nước ở phía đầu vào của van. Do có trọng lượng đối xứng và áp lực lớn hơn lên piston nên làm cho van giảm áp đóng lại.
Van phao:
Cấu tạo:
Van phao cơ gồm hai bộ phận chính : phần thân van chính và phần van tiết lưu cần phao.
- Phần thân van chính van phao cơ bao gồm :
- Thân van, nắp van được làm từ gang cầu, inox, đồng… trong và ngoài được phủ sơn epoxy để chống lại sự ăn mòn của môi trường.
- Bộ phận lá van : gồm lá van được lắp ráp bởi ty van được làm bằng thép không rỉ và lá van được làm bằng gang cầu trong ngoài lá van được bao bọc bởi cao su vật liệu EPDM.
- Đệm dưới, màng chắn, đệm trên được lắp ráp cố định vào ty van bằng đai ốc.
- Nắp van và cụm lá van được lắp vào thân van bằng bulông.
- Phần van tiết lưu cần phao van phao cơ : được lắp ráp bởi các khớp nối vào van tiết lưu của cần van phao cơ.
- Phần thân van chính và phần van tiết lưu được lắp ráp với nhau nhờ các khớp nối ren côn và các chi tiết linh kiện ống.
Nguyên lý hoạt động:
Van hoạt động đóng mở tự động nhờ sự lên xuống của cần phao đã được cài đặt ban đầu theo lưu lượng nước vào trong bể hoặc hầm chứa nước.
Van được mở ra khi mực nước trong bể, hầm chứa xuống một mức giới hạn đã được cài thì cần phao sẽ đi theo xuống bề mặt nước làm cho van tiết lưu mở ra, khi đó lượng nước trong khoang nắp van sẽ chảy ra theo van tiết lưu, đồng thời ở ngay thời điểm đó lưu lượng nước của hệ thống sẽ đi qua phần van chính thắng được lực nén của lò xo làm cho cụm lá van hở ra cho lưu lựợng nước đi qua vào bể, hầm chứa.
Trong trường hợp van đóng khi nước đã lấy đủ vào bể, hầm chứa thì mực nước bằng với mực nước được cài đặt ban đầu ở vị trí đóng thì cần phao sẽ đóng van điều tiết lại, làm cho khoang nắp chứa một lượng áp bằng lượng áp trong hệ thống ống dẫn nước đóng bộ phận lá van xuống không cho lưu lượng nước đi qua van chính .
Tham khảo thêm các bài viết khác của chúng tôi tại đây.
Ngoài ra quý khách có thể xem các sản phẩm mà chúng tôi cung cấp tại đây.