Menu Đóng

Van cân bằng là gì? Cấu tạo, nguyên lý, phân loại van cân bằng.

Van cân bằng hay còn gọi là van điều áp đó là một thiết bị thủy lực được sử dụng với mục đích để điều chỉnh áp suất trong hệ thống thủy lực.

Balance valve sử dụng trong việc ổn định áp suất trong hệ thống, nó được sử dụng để làm đối trọng với một tải trọng mà tại đó van tạo ra một áp suất để cân bằng với một tải trọng không cho nó dịch chuyển khi hệ thống nghỉ (do ảnh hưởng của trọng lượng). Bình thường áp suất được cài đặt bằng 1,3 lần áp lực do tải trọng gây ra.

Ngoài ra van cân bằng còn được sử dụng với  mục đích để điều chỉnh áp suất, cân bằng áp suất giữa các nhánh hoặc giữa các Fcu.

Van cân bằng được lắp đặt ở đường cung cấp hoặc đường trở về của hệ thống, trong hệ thống HVAC, hệ thống đường ống… để điều chỉnh lưu lượng và áp lực(cân bằng thủy lực) trên hệ thống phân phối, giúp đo và cài đặt lưu lượng áp lực theo yêu cầu.

Van cân bằng đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong hệ thống HVAC cũng như trong hệ thống đường ống nước nói riêng trong toàn bộ công trình. Gần như, bất kì hệ thống đường ống nước nào đều sử dụng ít nhất một van cân bằng.

>> Xem thêm: Catalogue van cân bằng giá rẻ

Van cân bằng

Van cân bằng, cấu tạo và nguyên lý hoạt động:

Cấu tạo của van:

  • Thân van
  • Lõi van – Cốt van
  • Ốc ghim van – Niêm phong
  • Trục van
  • Nắp van
  • Thanh cốt lõi
  • Tay vặn hình vô lăng
  • Trục liên kết tay vặn
  • Điểm đo

Cấu tạo chung của van cân bằng

Nguyên lý hoạt động:

  1. Khi chất lỏng đi vào cửa T với áp suất p1 vượt qua áp suất định mức gây ra bởi lò xo của van một chiều, nó sẽ thắng lực gây ra bởi lò xo, cửa ra của van được mở, dầu được đưa đến xylanh.
  2. Khi mạch thủy lực dừng, chất lỏng đi từ cửa P với áp suất p2 bị chặn lại bởi van một chiều nhưng khi áp suất p2 tăng vượt qua áp suất định mức gây ra bởi lò xo của van an toàn, nó sẽ thắng lực gây ra bởi lò xo, cửa vào của van được mở, dầu được đưa về bể.

Phân loại van cân bằng:

Van cân bằng tự động

  • Đo chính xác hơn và không phải điều chỉnh
  • Chi phí điện năng cho hệ thống ít
  • Hiệu suất hoạt động cao hơn
  • Ít tổn thất áp suất
  • Không cần máy đo lưu lượng hoặc đồng hồ đo áp suất
  • Dễ bám cặn, khó kiểm tra chênh áp, không có chức năng đóng
  • Không thể điều chỉnh nhiệt độ
  • Chi phí cao

Van cân bằng tự động

Van cân bằng cơ

  • Đòi hỏi nhân viên có kĩ thuật vận hành, điều chỉnh
  • Chi phí đầu tư thấp hơn
  • Có thể điều chỉnh
  • Tổn thất áp suất cao hơn van cân bằng tự động
  • Không bị bám cặn, có thể kiểm tra áp suất chênh lệch
  • Có chức năng mở, xả, đóng
  • Thường được lắp với đồng hồ đo lưu lượng hoặc đồng hồ đo áp

– Xem thêm các thông tin sản phẩm van cân bằng tại đây. Nhấp vào đây để xem.

– Để xem các bài viết khác của chúng tôi ở đây nhé. Bài viết khác